Yody

Tại buổi lễ diễn ra lúc 12h ngày 2/10 (giờ Stockholm, tức 16h45 - giờ Hà Nội), đại diện Viện Hàn lâm tổng đài viettel

【tổng đài viettel】Nghiên cứu vaccine mRNA ngừa Covid đoạt giải Nobel Y Sinh 2023

Tại buổi lễ diễn ra lúc 12h ngày 2/10 (giờ Stockholm,êncứuvaccinemRNAngừaCovidđoạtgiảtổng đài viettel tức 16h45 - giờ Hà Nội), đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng tên nghiên cứu trên. Katalin Kariko, quốc tịch Hungary, là nữ giáo sư ngành hóa sinh phân tử, còn Drew Weissman là giáo sư, bác sĩ, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ).

"Bằng những phát hiện đột phá, hai nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có trong thời kỳ đại dịch", Hội đồng Nobel cho biết.

Theo Thomas Perlmann, thư ký của Hội đồng Nobel, hai nhà khoa học đều "choáng ngợp trước tin được nhận giải". Gunilla Karlsson Hedestam, thành viên hội đồng chấm giải, nhận định công trình của giáo sư Kariko và Weissman "đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch".

Được công bố năm 2005, khám phá của họ mở đường cho sự ra đời của vaccine Pfizer và Moderna ngừa Covid-19. Nghiên cứu này cũng cho thấy tiềm năng chống lại các loại bệnh khác như HIV, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền.

Trước đó, Weissman và Kariko cùng làm việc hai thập kỷ tại phòng thí nghiệm để phát triển công nghệ mRNA. Trở ngại đầu tiên là các phân tử mRNA rất mỏng manh, sẽ bị tế bào phá hủy lập tức khi đưa vào cơ thể. Quá trình phá hủy này cũng gây phản ứng viêm có hại.

Để giải quyết tình trạng này, hai nhà khoa học thực hiện một số sửa đổi trên mRNA, khiến nó không còn gây viêm và tạo nhiều protein hơn. Từ đó, RNA an toàn để điều trị mà không gây phản ứng cytokine, độc tính hoặc tác dụng phụ.

Ở thời điểm đó, các loại vaccine truyền hoạt động theo cơ chế đưa virus hoặc một phần của virus vào cơ thể, huấn luyện hệ miễn dịch ghi nhớ và tấn công mầm bệnh xâm nhập. Thay vào đó, vaccine mRNA như một bản hướng dẫn được mã hóa, cho phép các tế bào tự sản sinh protein virus. Giáo sư Weissman và Karikó cho rằng cơ chế này mô phỏng bệnh dịch tốt hơn, tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn các loại vaccine truyền thống.

Tuy nhiên, giới khoa học đã không quan tâm đến công trình mới này. Giáo sư Weissman cho biết bài báo đầu tiên của họ năm 2005 bị tạp chí Nature and Science từ chối. Cuối cùng, nghiên cứu được đăng tải trên ấn phẩm chuyên biệt có tên Immunity.

Vài năm sau, công ty Moderna (Mỹ) và BioNTech (Đức) chú ý công trình này, đầu tư nghiên cứu vaccine mRNA để ngăn ngừa bệnh cúm, virus cytomegalo và các mầm bệnh khác. Tuy nhiên, không loại nào vượt qua thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Đến 2019, Covid-19 xuất hiện, mRNA trở thành tia hy vọng, giúp quá trình phát triển vaccine diễn ra với tốc độ kỷ lục, cứu sống hàng tỷ người.

Hai nhà khoa học Drew Weissman và Katalin Kariko. Ảnh: Penn Medicine

Hai nhà khoa học Drew Weissman và Katalin Kariko. Ảnh: Penn Medicine

Người đoạt giải được trao chứng nhận Nobel, huân chương Nobel và tiền thưởng trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 989.000 USD), vào ngày 10/12. Các nhà khoa học thường phải đợi nhiều thập kỷ để công trình của họ được Hội đồng Giám khảo Nobel công nhận.

Năm 2022, Ủy ban Nobel xướng tên nhà khoa học Svante Pääbo vì những khám phá liên quan đến sự tiến hóa của con người.

TS. Katalin Kariko và GS. Drew Weissman là Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021 - một trong số ít giải thưởng khoa học công nghệ quy mô toàn cầu của Việt Nam. Cuối tháng 6, bà Kariko chia sẻ tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Thục Linh (TheoCNN, Washington Post, Nobel Prize)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap